31 năm trước, người phụ nữ tên Long Hồng Quần (Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã để lạc mất đứa con trai bé bỏng chỉ vừa 3 tuổi. Suốt những ngày sau đó, bà sống trong đau khổ và ân hận.
Vào những năm 1980, cuộc sống khó khăn, nhiều người còn phải chạy ăn từng bữa. Không ai dám mơ đến một hình thức giải trí nào xa vời.
Thời bấy giờ, chỉ những người có tiền mới dám đến rạp chiếu phim. Bà Long tình cờ được một người bạn cho vé xem phim. Đối với bà khi đó, xem phim chính là một giấc mơ.
Chỉ là, chồng bà bận việc sửa xe trên phố không thể đi cùng. Bà Long đã cho hai đứa con nhỏ đi theo. Đó là một cậu con trai 3 tuổi và đứa trẻ 8 tháng còn bế trên tay. Bà nhớ lại, lúc đó khán phòng rất đông. Tất cả mọi người đều vây quanh chiếc máy chiếu.
Đang xem, con trai 3 tuổi đòi đi vệ sinh. Vì bận bế đứa nhỏ, di chuyển khó khăn, bà đành để con đi một mình.
![]() |
Bà Long đau khổ và ân hận vì sai lầm của mình. |
Đợi một lúc không thấy cậu con trai lớn đâu, bà lo lắng, sợ hãi. Mặc cho đứa nhỏ trên tay đang khóc thét, bà len ra khỏi đám đông tìm kiếm, gọi tên con khản cổ.
Rạp phim đã hết người, bà vẫn tìm con trong vô vọng. Cũng từ đó, bà luôn sống trong sự dằn vặt và đau khổ.
Nhiều năm trôi qua, thi thoảng vợ chồng bà lại đưa cậu con trai nhỏ đến rạp phim để kể với con về sai lầm của đời mình. Nút thắt trong lòng bà vẫn không thể tháo gỡ.
Lời trăng trối cuối cùng của mẹ nuôi và cuộc đoàn tụ đầy nước mắt
Năm 2018, một thanh niên tên Trần Liên Phát, 34 tuổi (Hà Bắc, Trung Quốc) cũng đang tìm kiếm người thân.
34 tuổi, anh Trần và mẹ gắn bó dưới một mái nhà. Cuộc sống dù không giàu có nhưng anh luôn tự hào vì được là con của mẹ. Mẹ anh hết mực yêu thương anh, cố gắng lo cho anh bằng bạn bằng bè.
![]() |
Anh Trần Liên Phát sau 31 năm được mẹ nuôi mua lại từ tay những kẻ buôn người. |
Anh luôn hi vọng sau này kiếm được nhiều tiền sẽ phụng dưỡng mẹ thật tốt. Nhưng thật không may, mẹ anh bị bạo bệnh qua đời.
Trước lúc lâm chung, bà đã tiết lộ một bí mật che đậy suốt nhiều năm qua. “Con được mẹ mua về với giá 3000 tệ (hơn 10 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại), giờ con hãy tìm lại gia đình thật sự của mình!”.
Hơn 30 năm trước, anh Trần bị những kẻ buôn người bắt cóc. Mẹ anh phát hiện và đã mua anh từ tay những kẻ này. Bà nuôi nấng anh như con ruột suốt nhiều năm qua.
![]() |
Hai mẹ con vỡ òa hạnh phúc giây phút nhận lại nhau sau hơn 30 năm. |
Sau khi lo hậu sự cho mẹ, anh Trần quyết định tìm kiếm cha mẹ ruột của mình. Sau nhiều nỗ lực đăng tải thông tin trên các trang mạng, tháng 8/2018, anh đã nhận được kết quả.
Cảnh sát xác nhận, thời đểm anh Trần bị bắt và bán gần như trùng với thời gian bà Long để lạc mất con. Sau khi đối chiếu kết quả giám định ADN, cảnh sát xác nhận anh Trần chính là con của bà Long.
Cầm tờ xét nghiệm kết quả ADN trên tay, bà Long bật khóc, ôm chầm lấy con trai của mình.
![]() |
Sau tất cả, nút thắt trong lòng người mẹ để lạc mất con đã được tháo gỡ. |
Giây phút mẹ con nhận nhau khiến những người xung quanh cũng phải rơi lệ. Sau tất cả, tình mẫu tử thiêng liêng đã tìm được về với nhau. Hơn 30 năm trôi qua, cuối cùng, nút thắt trong lòng người mẹ ấy cũng đã được gỡ bỏ. Người mẹ nuôi nơi chín suối của anh Trần cũng có thể ngậm cười.
Tú Linh(Theo Baidu)
Cuộc gặp gỡ đầu tiên sau 30 năm xa cách của họ được thực hiện qua video nhưng liên tục bị ngắt quãng bởi những tiếng nức nở.
" alt=""/>Lời trăng trối cuối của mẹ: Con được mua về với giá 10 triệu đồngNhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản hiện nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội thảo quốc tế về “Vai trò của Uỷ ban Quốc gia UNESCO trong công tác bảo tồn di sản văn hoá và thiên nhiên vì phát triển bền vững" vào ngày 5/12 tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
![]() |
Hội thảo quốc tế về “Vai trò của Uỷ ban Quốc gia UNESCO trong công tác bảo tồn di sản văn hoá và thiên nhiên vì phát triển bền vững" diễn ra vào ngày 5/12 tại tỉnh Ninh Bình. |
Tham dự hội thảo có ông Mai Phan Dũng, Vụ trưởng Vụ ngoại giao Văn hoá, Tổng Thư ký Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, ông Michael Croft, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Kwangho Kim, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Hàn Quốc, bà Uyanga Sukhbaaatar, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Mông Cổ cùng hơn 100 đại biểu là cán bộ, chuyên gia, nhà quản lý các địa phương các khu di sản và danh hiệu của UNESCO tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, ông Mai Phan Dũng, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Tổng Thư ký Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa di sản trong việc đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hội và cộng đồng, tạo động lực phát triển ngành du lịch nhờ vào sự gia tăng số lượng du khách quốc tế, đem đến những lợi ích kinh tế và góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước trên thế giới.
Tuy nhiên, di sản văn hóa và thiên nhiên đang phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ sự phát triển của xã hội. Đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, công việc bảo tồn di sản đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Làm sao để cân bằng giữa phát triển và bảo tồn các di sản là vấn đề đặt ra với nhiều quốc gia.
Vì vậy, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản này ngày càng quan trọng và cấp thiết nhằm đảm bảo thực hiện tốt các cam kết với UNESCO cũng như hoàn thành các mục tiêu về phát triển bền vững, đóng góp cho sự phát triển cân bằng, hài hòa của quốc gia và địa phương có di sản. Ông Dũng nhấn mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản này đòi hỏi nhiều nỗ lực với sự tham gia của nhiều chủ thể, hoạt động trên các lĩnh vực như xây dựng chính sách, phối hợp thông tin, hoạt động giữa các đơn vị quản lý, tuyên truyền giáo dục cộng đồng… trong đó không thể thiếu được vai trò điều phối các tiểu ban, tiểu ban chuyên môn liên quan và với các địa phương của Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu cùng thảo luận, kiến nghị chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di sản vì sự phát triển bền vững; cung cấp các thông tin cơ bản về bảo tồn di sản và vai trò của Ủy ban Quốc gia UNESCO cũng như nâng cao nhận thức trong xã hội về sự cần thiết của bảo tồn di sản; tăng cường mạng lưới chuyên gia trong nước và quốc tế; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn và bài học từ các quốc gia khác; bàn giải pháp phát huy vai trò của con người, cộng đồng, doanh nghiệp, thanh niên trong các hoạt động bảo tồn di sản.
Tình Lê
" alt=""/>UNESCO đồng hành cùng Việt Nam trong công tác bảo tồn di sảnKhi nhập viện, anh Tây biết mình không còn đôi tay thì cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, sợ hãi. Là lao động chính trong gia đình, anh hoang mang nghĩ về cuộc sống sau này khi không còn khả năng lao động, hoặc gần hơn là sinh hoạt hằng ngày sẽ ra sao.
![]() |
Anh Nguyễn Văn Tây vẽ tranh bằng chân. |
Nhờ sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân, anh mới dần lấy lại được tinh thần và sống lạc quan hơn.
Khi được phóng viên gọi bằng họa sĩ, anh Tây khiêm tốn nói: "Tôi chưa dám nhận mình là họa sĩ vì tôi còn yếu kém lắm. Tôi thích vẽ từ nhỏ nhưng vì gia đình còn khó khăn nên chỉ muốn tìm một công việc ổn định phụ giúp gia đình chứ không dám ước mơ theo nghề họa sĩ".
Hồi phục sau tai nạn, anh Tây bắt đầu tập vẽ bằng chân. "Mọi thứ khó khăn hơn cả một đứa bé lần đầu tập viết", anh nhớ lại. Nhờ gia đình động viên cũng như được xem những tấm gương giàu nghị lực của những người khuyết tật khác, anh có thêm động lực và cảm hứng để theo đuổi bước ngoặc mới trong đời.
![]() |
"Nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga qua nét vẽ của anh Tây (tranh bên phải). |
Khoảng vài tháng sau, anh đã có thể viết và vẽ tranh bằng chân, kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Hỏi anh Tây làm sao để vẽ đôi mắt nhân vật có hồn? Anh thật thà cho hay: "Tôi chẳng có bí quyết gì cả. Có thể khi vẽ, tôi đã đặt tất cả tình yêu và lòng nhiệt huyết của mình vào tác phẩm nên mỗi bức tranh sẽ có hồn và sắc thái riêng. Hoặc tùy theo cách mỗi người cảm nhận khác nhau".
Anh nói thêm mình cũng thường bị áp lực công việc hoặc đôi khi vì khi tinh thần không tốt mà ảnh hưởng đến tác phẩm. Lúc đó, anh thường nghe nhạc, đọc vài mẩu chuyện vui... để giảm áp lực.
Trước câu hỏi anh có lo vì vẽ tranh nghệ sĩ không đẹp có thể bị khán giả chê trách? Anh nói: "Tôi không nghĩ vậy. Nếu họ biết bức tranh do ai vẽ thì chắc họ không chê trách đâu".
Hai năm qua, anh cũng có những kỷ niệm khi làm nghề vẽ tranh. Chàng trai 8X kể, anh nhớ nhất có một vị khách khó tính đặt tranh khiến anh phải vẽ đi vẽ lại đến 3 lần mới xong. Nhưng sau đó, vị khách ấy đã mua hết 3 bức. "Bài học tôi nhận được từ vị khách ấy là: một bức tranh đẹp cần có sự kiên trì, tâm huyết và mài giũa", anh tâm sự.
Anh cũng không ngại nếu khách hàng đặt tranh vì thương hoàn cảnh cá nhân của mình. Tuy nhiên, anh nhấn mạnh mình nhận vẽ để trao lại khách hàng một bức tranh chất lượng, chứa đựng tình yêu và lòng nhiệt huyết của mình, không phụ tấm lòng và sự giúp đỡ của khách hàng.
Xem một số tranh của anh Nguyễn Văn Tây:
![]() |
Ca sĩ Phi Nhung. |
![]() |
Cố NSND Bảy Nam. |
![]() |
Cố NSND Phùng Há. |
![]() |
Danh ca Khánh Ly. |
![]() |
Danh hài Kim Ngọc. |
![]() |
NSND Ngọc Giàu. |
![]() |
NSND Kim Cương. |
![]() |
NSND Lệ Thủy. |
![]() |
NSƯT - đạo diễn Hoa Hạ. |
Gia Bảo
- Tranh của Đặng Dương Bằng nằm trong bộ sưu tập của những người nổi tiếng như Bill Gates, Elton John...
" alt=""/>Chàng trai cụt tay vẽ chân dung nghệ sĩ Việt bằng chân đẹp như ảnh